So sánh inox 201 và inox 304

Về chất liệu, inox có trên 200 loại khác nhau. Tuy nhiên, hai loại inox được sử dụng phổ biến nhất hiên nay là inox 201 và inox 304. Nếu nhìn thoáng qua thì hai loại có bề mặt khá giống nhau. Tuy nhiên hàm lượng các nguyên tố trong cấu tạo thành phần khác nhau nên độ bền cũng như giá thành của hai loại cũng có sự chênh lệch. Vậy inox 201 và inox 304 khác nhau cụ thể ra sao? Làm thế nào để phân biệt hai loại inox này? Hãy cùng Đông Phương Đông Phương theo dõi bài viết sau đây để nắm thông tin chi tiết hơn nhé.

1. Khái niệm và cấu tạo thành phần của inox 201 và inox 304

1.1. Inox 304 là gì?

Inox 304 là loại thép không gỉ được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Vật liệu là hợp kim giữa sắt và các nguyên tố khác như: Niken, Mangan, Crom….với tỉ lệ Niken không dưới 8% và Mangan chỉ khoảng 1%. Chính vì thế, Inox 304 cực kì bền bỉ với các khả năng như chống oxy hóa, ăn mòn vượt trội, khó biến màu, độ dẻo cao…. Inox 304 được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống, các sản phẩm từ inox 304 có thể sử dụng trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, ngay cả môi trường có chứa hóa chất( trừ clorua)

1.2. Inox  201 là gì?

Cũng giống như inox 304, inox 201 cũng là dạng hợp kim giữa sắt  và các nguyên tố hóa học khác. Tuy nhiên, tỉ lệ các nguyên tố trong cấu tạo thành phần của 2 loại là không giống nhau khi Niken đã bị giảm đi so với inox 304 chỉ còn 4,5% để giảm đi giá thành và tăng Mangan lên 7% để tăng độ cứng và khả năng chịu lực của vật liệu. Inox 201 cũng được ứng dụng trong thực tế rất đa dạng và mức độ phổ biến chỉ sau inox 304 mà thôi.

1.3. Cấu tạo thành phần

Mác thép và tỉ lệ thành phần Carbon(C) Mangan(Mn) Phốt pho(P) Lưu huỳnh(S) Silic(Si) Crom(Cr) Niken(Ni) Các nguyên tố khác
SUS 201 0.15% 7% < 0.06% <0,03% <0.75% 16 -18% 4.5%
SUS 304 0.08% 1% <0,045% <0,03% <1% 18 – 20% >8%

2. So sánh giữa inox 210 và inox 304

2.1. Điểm giống nhau 

Về cơ bản, inox 201 và inox 304 đều mang những đặc tính nổi trội của thép không gỉ( inox) đó chính là:

  • Khả năng chống ăn mòn hoen  gỉ và chống oxy hóa vượt trội
  • Khả năng chịu lực, chịu nhiệt cao, chịu va đập tốt
  • Có khả năng chống bong tróc, trầy xước, giữ màu tốt
  • Bề mặt inox bóng sáng, dễ lau chùi vệ sinh
  • Khả năng hàn cao
  • Dễ gia công định hình tạo thành phẩm

2.2. Điểm khác nhau 

Thành phần và đặc tính Inox201 Inox 304
Thành phần 4,5% Niken + >7% Niken >8% Niken + 1% Mangan
Độ bền Độ bền thấp hơn, cần sử dụng và bảo quản đúng cách Độ bền cao phù hợp với mọi môi trường sử dụng( trừ môi trường có clorua)
Độ cứng Cao hơn Thấp hơn và dẻo hơn
Khả năng gia công Khó hơn và tốn nhiều năng lượng hơn Dễ gia công, định hình và có thể dát mỏng mà không cần gia nhiệt
Độ mịn và sáng Độ mịn và sáng thấp hơn Bề mặt bóng sáng, mịn màng
Phản ứng với axit và muối Hút nhẹ nam châm( từ tính nhẹ) Không hút nam châm( không mang từ tính)
Giá thành Thấp hơn Cao hơn

3. Cách nhận biết inox 201 và inox 304

Nhận diện qua bề mặt inox bằng mắt thường

Nếu chỉ nhìn thoáng qua thì rất khó phân biệt inox 201 và inox 304 nhưng khi nhìn kĩ sẽ thấy bề mặt inox 304 bóng và mịn hơn, còn bề mặt inox 201 đôi lúc còn có rỗ nhỏ

Sử dụng nam châm

Cho nam châm tiếp xúc với inox, nếu hút nhẹ nam châm sẽ là inox 201, còn nếu không hút nam châm, đó chính là inox 304. Tuy nhiên điều này chi phù hợp với inox nguyên bản, bởi khi inox đã qua gia công sẽ làm biến đổi một số tính chất của inox nên nếu đã là thành phẩm qua gia công, phương pháp thử với nam châm sẽ không còn hiệu quả.

Sử dụng dung dịch axit

Có thể thử nhỏ dung dịch axit vào miếng inox 201 và inox 304 và chờ phản ứng. Tấm inox 304 sẽ chuyển màu xanh còn inox 201 sẽ chuyển màu đỏ gạch

Sử dụng thuốc thử chuyên dụng

Nhỏ thuốc thử vào 2 miếng Inox, miếng Inox nào chuyển màu đậm hơn thì đó là Inox 201, còn miếng Inox nào nhạt màu hơn thì đó là Inox 304. Inox chuyển màu càng đậm thì chất lượng càng kém

Phân biệt qua tia lửa mài

Khi mài, inox 304 sẽ phát ra ít tia lửa và có màu vàng nhạt, còn inox 201 sẽ phát ra tia lửa màu vàng đậm

Mang đến trung tâm kiểm nghiệm

Khi test tại trung các trung tâm kiểm nghiệm, phương pháp này dĩ nhiên sẽ cho ra kết quả chính xác nhất nhưng tốn kém chi phí không hề thấp và mất nhiều thời gian.

Giấy chứng nhận hàng hóa

Cách cuối cùng là căn cứ vào giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) và chứng chỉ chất lượng của sản phẩm (CQ)

Trên đây là nhữn thông tin cũng nhu cách nhận biết inox 201 và inox 304 đơn giản nhất. Hi vọng, chúng sẽ giúp khách hàng trong việc lựa chọn đúng loại vật liệu cần sử dụng theo nhu cầu.

Công ty inox Đông Phương – đơn vị chuyên cung cấp các loại inox mạ màu nhập khẩu hàng đầu Việt Nam hiện nay. Chúng tôi cam kết sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, đa dạng mẫu mã chủng loại và được cung cấp đến khách hàng với giá thành hợp lý nhất. Khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ: 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

 CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO ĐÔNG PHƯƠNG HÀ NỘI

  • Trụ sở: KCN Phố Nối A, Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên
  • CN1: Núi Cấm 1, Vĩnh Thái, Nha Trang, Khánh Hoà
  • CN2: 233 Nguyễn Văn Cừ, Lộc Phát, Bảo Lộc, Lâm Đồng
  • CN3: Trảng Dài, Biên Hoà, Đồng Nai
  • Website: https://inoxtamdongphuong.com/
  • Hotline: 085 6666 818 – 0813.836.699 
  • Email: inoxdpnt@gmail.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *